Đến với thành phố được mệnh danh là sơn nữ núi rừng Kon Tum, từ xa du khách sẽ thấy tháp chuông nhà thờ gỗ với màu nâu ấm áp cao sừng sững vươn lên nền trời xanh. Là một di tích cổ và đẹp nhất ở Kon Tum, nhà thờ Chánh tòa luôn được đánh dấu trong bản đồ du lịch của nhiều du khách khi đến với thành phố cao nguyên trẻ trung và đầy năng động này.

Nhà thờ Chánh tòa được người dân nơi đây gọi thân mật là nhà thờ gỗ bởi công trình độc đáo này được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ, thiết kế với lối kiến trúc Roman cổ điển kết hợp với kiến trúc nhà sàn truyền thống của đồng bào Ba Na nơi đây. Do một linh mục người Pháp khởi công xây dựng vào năm 1913 đến đầu năm 1918 thì hoàn thành và đưa vào sử dụng cho đến nay. Ngày nay công trình đã trở thành biểu tượng của vùng đất Tây Nguyên, là niềm tự hào của người dân thành phố Kon Tum và luôn có sức hút mãnh liệt cho những du khách đến với vùng cao nguyên bạt ngàn.

Kiến trúc của nhà thờ là sự kết hợp tinh tế giữa kiến trúc Roman và kiến trúc nhà sàn của dân tộc Bana bản địa. 

Sau lần trùng tu và mở rộng duy nhất vào những năm 1994-1997 càng làm cho Nhà thờ Gỗ thêm phần bề thế, đẹp và đậm chất tôn giáo hơn. 

Bên trong giáo đường.

 

Những bức tranh kính màu trên những khung cửa diễn tả các điển tích trong Kinh thánh vừa có tác dụng lấy sáng vừa làm cho khung cảnh giáo đường thêm rực rỡ tráng lệ. 

 

 

Bức tranh kính ở chính giữa mặt tiền Nhà thờ với những hình ảnh đậm chất Tây Nguyên như rừng núi, dòng sông Đăk Bla, mặt trời, cánh chim đại ngàn, nhà rông, voi kéo gỗ